Giỏ hàng

5 Cách chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm | Quy trình và báo giá

26/10/2023
Tin tức


Chống thấm nhà vệ sinh là một trong những vấn đề quan trọng của dự án cải tạo nhà. Việc chống thấm nhà vệ sinh không chỉ bảo vệ cấu trúc của nhà không bị hỏng mà còn loại bỏ các mối lo ngại về sức khỏe có thể xảy ra.

4 Lý do vì sao cần chống thấm nhà vệ sinh

  • Hơi nước bên trong tường nhà tắm, nhà vệ sinh có khả năng ăn mòn vật liệu và gây ra các vết nứt, từ đó tạo ra nhiều hơi ẩm, dẫn đến hư hỏng trên diện rộng.
  • Môi trường ẩm ướt dễ sinh nấm mốc gây hại và thu hút côn trùng, làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  • Độ ẩm cao trong tường nhà vệ sinh có thể dẫn đến nứt nẻ, bong tróc sơn, mục nát gỗ, tạo điều kiện thuận lợi để nấm mốc phát triển,… khiến bạn cần đến sự hỗ trợ từ chuyên gia. Điều này làm tăng chi phí bảo trì nhà vệ sinh. Trong khi đó, việc chống thấm nhà tắm sẽ ngăn hơi ẩm xâm nhập vào tường, giúp chủ nhà tiết kiệm chi phí sửa chữa.
  • Nhà vệ sinh bền, đẹp sẽ giúp nâng cao giá trị của căn nhà.

Nhà vệ sinh bền, đẹp giúp nâng cao giá trị ngôi nhà

Nhà vệ sinh bền, đẹp giúp nâng cao giá trị ngôi nhà

Báo giá chống thấm nhà vệ sinh

Tại Nhà Việt, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong việc chống thấm tường nhà vệ sinh, cùng kỹ thuật tiên tiến và vật liệu tốt sẽ mang đến giải pháp hiệu quả cho bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá nhanh chóng!

5 Cách chống thấm nhà vệ sinh

Dưới đây là 5 cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện khi tường nhà đang bị thấm hoặc ngăn ngừa tình trạng thấm dột trong tương lai.

Xử lý chống thấm sàn vệ sinh bằng sika

Sika là hợp chất chống thấm gốc xi măng polyme cải tiến, có khả năng bám dính nhanh và liên kết tạo màng ngăn nước cực tốt. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sika được tiến hành lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Làm sạch sàn nhà vệ sinh.

Bước 2: Làm ẩm sàn nhà vệ sinh bằng nước.

Bước 3: Trộn sika theo tỷ lệ và thời gian được hướng dẫn trên bao bì, quét ít nhất 2 lớp, phủ đều trên sàn nhà và để tự khô trong vòng 2-3 tiếng.

Bước 4: Kiểm tra chất lượng thi công và thử lại bằng cách ngâm nước trong 24 giờ.

Xem thêm: Mẹo chống thấm mái tôn

Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika

Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika

Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm

Màng chống thấm là vật liệu được tổng hợp từ polyme kết hợp với bitum. Mặt trước của màng chống thấm là lớp hạt HDPE, mặt sau là lớp silicon có khả năng chống thấm và chống oxy hóa tốt. Quy trình chống thấm toilet bằng màng chống thấm được thực hiện như sau:

Bước 1: Làm sạch và nhẵn bề mặt thi công.

Bước 2: Đo và cắt màng chống thấm.

Bước 3: Sơn lót Primer gốc bitum để tăng cường độ bám dính.

Bước 4: Dùng đèn khò đốt nóng mặt bitum của màng cho đến khi chảy mềm và bắt đầu dán.

Bước 5: Kiểm tra chất lượng thi công và thử lại bằng cách ngâm nước trong 24 giờ.

Xem thêm: Chống thấm dột trần nhà

Dùng đèn khò đốt nóng mặt bitum của màng chống thấm

Dùng đèn khò đốt nóng mặt bitum của màng chống thấm

Xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng sơn chống thấm

Sơn chống thấm là phương pháp chống thấm nhà vệ sinh phổ biến với nhiều ưu điểm như: độ bền cao, dễ thi công và không gây hại cho người dùng. Quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm được thực hiện như sau:

Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn nhà vệ sinh.

Bước 2: Chuẩn bị hỗn hợp chống thấm theo tỷ lệ được hướng dẫn trên bao bì. Đối với một số loại sơn, nhà sản xuất đã pha trộn sẵn, bạn chỉ cần khuấy đều sơn.

Bước 3: Quét từ 2 đến 3 lớp sơn theo nguyên tắc để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bước 4: Kiểm tra chất lượng thi công và thử lại bằng cách ngâm nước trong 24 giờ.

Xem thêm: Sửa nhà chống thấm dột

Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm

Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm

Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh

Lưới thủy tinh là loại lưới được dệt từ các sợi thủy tinh có khả năng chống oxy hóa cao, chịu lực và chống nước tốt, giúp ngăn ngừa sự hình thành các vết nứt, giữ cho sàn nhà vệ sinh không bị thấm. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh được thực hiện như sau:

Bước 1: Làm sạch và làm phẳng bề mặt sàn nhà vệ sinh.

Bước 2: Cán một lớp hồ mỏng khoảng 3mm để che phần nền thô.

Bước 3: Đo, cắt lưới thủy tinh và lót xuống sàn.

Bước 4: Cán vữa hoàn thiện.

Sử dụng lưới thủy tinh chống thấm nhà vệ sinh

Sử dụng lưới thủy tinh chống thấm nhà vệ sinh

Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng keo chống thấm

Keo chống thấm nhà vệ sinh là vật liệu trong suốt, chứa Acrylonitrile và Alkylsiloxan có khả năng chống thấm, dột từ các vết nứt hiệu quả và tiện lợi. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng keo được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định vị trí nứt và bị thấm dột.

Bước 2: Dùng máy bắn keo bắn chính xác vào vị trí bị nứt.

Bước 3: Sơn phủ hoàn thiện sau khi keo khô.

Trên đây là thông tin tổng hợp về các phương pháp và quy trình chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả lâu dài. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã chọn được cách chống thấm dột nhà vệ sinh, nhà tắm phù hợp với tình trạng hiện tại để bảo vệ không gian sinh hoạt một cách tốt nhất. Nếu bạn muốn sửa nhà vệ sinh, nhà tắm để chống dột, Nhà Việt sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Liên hệ ngay hotline để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!

Chia sẻ

Bài viết liên quan